SỰ THẬT ÍT AI NGỜ VỀ CÁCH LÀM CƠM CHÁY GIÒN TAN VÀ THƠM NGON

Ngày đăng:Thứ hai - 11/11/2024 21:36
Nội dung chính

Cơm cháy không chỉ là món ăn vặt phổ biến mà còn là một biểu tượng đậm đà của bản sắc Việt Nam ta,từng miếng cơm cháy giòn rụm, vàng ươm như những mảnh nắng đọng lại trên bàn ăn Việt mang theo hương vị đặc trưng mà ai cũng khó lòng cưỡng lại.

Cơm cháy chà bông
Cơm cháy chà bông

Mục Lục
1. Giới thiệu nét đặc trưng của cơm cháy
2. 8 Bước hoàn thành cơm cháy siêu ngon


1. Giới thiệu nét đặc trưng của cơm cháy
Để làm ra một sản phẩm cơm cháy chuẩn vị, hoàn hảo thơm ngon, quy trình chế biến cần phải rất tỉ mỉ, chu đáo qua từng bước, từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Quy trình chế biến gồm 8 bước: chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, nấu cơm, định hình bánh, sấy khô, chiên, tẩm gia vị, sấy lại và đóng gói.
Các loại cơm cháy như là: cơm cháy chà bông, cơm cháy mỡ hành, hay cơm cháy nước mắm đã trở thành món ăn được lòng mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Mỗi loại cơm cháy như một phiên bản riêng biệt của văn hóa ẩm thực Việt Nam, vừa quen thuộc lại vừa sáng tạo.


2. 8 Bước hoàn thành cơm cháy siêu ngon
Bước 1: Chọn nguyên liệu – nền tảng của chất lượng
Gạo nếp với những hạt trong suốt, đều đặn như những viên ngọc quý trắng xóa giúp cơm cháy dẻo và thơm hơn. Gạo tẻ với độ giòn cao lại là bí quyết để mỗi miếng cơm cháy vỡ tan trong miệng như bọt sóng. Sự kết hợp tinh tế giữa gạo nếp và gạo tẻ chính là chìa khóa tạo nên độ dẻo, độ giòn hài hòa hoàn hảo của cơm cháy

Hình 1: Gạo nếp
Hình 2: Gạo tẻ

Bước 2: Nấu cơm – nghệ thuật từ căn bếp
- Để nấu cơm từ gạo nếp và gạo tẻ cho cơm cháy, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:
+ Ngâm gạo nếp và gạo tẻ khoảng 30 phút để gạo mềm hơn khi nấu.

+ Nấu cơm: Nấu gạo theo tỷ lệ 1:1,5 (gạo tùy vào loại gạo tẻ) và nấu như nấu cơm bình thường, tránh để cơm quá nhão.
+ Trộn gạo: Trộn đều gạo nếp và gạo tẻ sau khi nấu xong, chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
- Lưu ý: Khi chúng ta nấu cơm để làm cơm cháy, bạn cần đảm bảo rằng cơm không được quá nhão cũng không quá khô nhé. Gạo phải chín đều, hạt cơm tơi và dẻo. Nếu cơm quá ẩm, khi chiên sẽ không được giòn, còn nếu quá khô sẽ dễ bị vỡ đấy nhé.

Hình 3: Nấu cơm 
Bước 3: Định hình – tạo dáng cho “bức tranh vị giác”
- Bước định hình cơm cháy là một khâu rất quan trọng, bước này sẽ quyết định bánh có hình dáng và độ giòn lý tưởng hay không. Sau khi nấu cơm xong, bạn cần cho cơm vào khuôn, ép thật nhẹ nhàng để chúng không làm cơm quá chặt, tránh trường hợp khi chiên bánh không nở đều.
Thông thường thì cơm cháy được định hình tròn hoặc chữ nhật, tùy theo sở thích của người sản xuất. Tỉ lệ cơm và khuôn khoảng 2-3 cm dày là hợp lý nhất, để khi chiên, cơm cháy có thể nở đều, giòn mà chúng không bị vỡ. Nếu bánh quá mỏng, sẽ khiến không có độ giòn tốt, còn nếu quá dày, cơm cháy sẽ không chín đều và có thể mềm.
Hình 4: Định hình khung cơm cháy
 

Bước 4: Sấy khô – giữ trọn tinh túy
- Sau khi định hình cơm cháy, bằng máy sấy nhiệt đối lưu, cơm cháy được làm khô đều trong 60-90 phút. Máy sấy VMTech giống như làn gió nhẹ, len lỏi qua từng hạt cơm để lưu giữ độ giòn hoàn hảo nhất có thể.

Hình 5: Máy sấy nhiệt đối lưu - sấy cơm cháy
Bước 5: Chiên cơm – bước tạo nên linh hồn của món ăn
- Sau khi cơm đã được sấy khô, bước tiếp theo là chiên cơm. Để cơm cháy giòn tan, chúng ta cần làm nóng dầu ở nhiệt độ 180-190°C, cơm cháy khi chiên nở đều, vàng giòn như những mảnh trời thu rực rỡ . Lưu ý rằng, chiên quá lâu sẽ khiến bánh dễ cháy và mất đi hương vị đặc trưng đấy nhé.
Hình 6: Chiên cơm

 Bước 6: Tẩm gia vị – bí quyết tạo nên hương vị độc đáo
- Sau khi chiên xong, bước tiếp theo là phải tẩm gia vị cho cơm cháy. Bánh cơm cháy sau khi để ráo dầu sẽ được tẩm gia vị. Gia vị có thể bao gồm muối, đường, bột ngọt, tỏi, ớt, hoặc các nguyên liệu đặc trưng khác, tùy thuộc vào công thức và sở thích của từng nhà sản xuất. Gia vị phải được trộn đều để đảm bảo mỗi miếng cơm cháy đều thấm gia vị, tạo nên hương vị thơm ngon.
Bước 7: Sấy lại lần nữa – hoàn thiện sự giòn tan
- Sau khi tẩm gia vị, cơm cháy muốn giòn là thơm ngon hơn, chúng ta cần sấy khô lại một lần nữa để gia vị thấm đều và giúp sản phẩm đạt độ giòn hoàn hảo. Lần sấy này giúp loại bỏ độ ẩm không cần thiết, đồng thời bảo quản gia vị được lâu hơn. Nhiệt độ sấy lần này thường được duy trì ở mức 40-50°C, và thời gian sấy khoảng 20-30 phút để cơm cháy không bị khô quá mức nhưng vẫn giòn tan và giữ được hương vị thơm ngon.
Bước 8: Đóng gói – Hoàn thiện sự chỉn chu
- Bước cuối cùng chính là đóng gói sản phẩm, nơi mà chất lượng và tâm huyết được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Để giữ cho cơm cháy giòn lâu, thơm ngon như lúc mới làm, sản phẩm nên được đóng gói kỹ lưỡng và hút chân không, ngăn không cho không khí hoặc độ ẩm tác động . Bao bì chắc chắn, ôm trọn từng miếng cơm cháy, vừa bảo vệ sản phẩm khỏi vỡ trong quá trình vận chuyển, vừa giúp lưu giữ trọn vẹn hương vị.
- Đặc biệt, sản phẩm cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, như một cách để giữ cho món ăn luôn nguyên vẹn như lúc ban đầu. 
- Hãy để mỗi gói cơm cháy khi mở ra đều mang đến sự giòn tan, tròn vị, như một lời cảm ơn chân thành từ người làm đến người thưởng thức. 

 
Hình 7: Đóng gói

Qua bài chia sẻ này, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích, chi tiết và dễ hiểu để áp dụng vào quy trình làm cơm cháy, dù tại nhà hay trong sản xuất chuyên nghiệp. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn và mong rằng từng bước trong bài hướng dẫn sẽ giúp bạn tạo nên những miếng cơm cháy giòn tan, thơm lừng, mang đậm dấu ấn cá nhân hoặc thương hiệu của mình.
Đừng quên để đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và giữ trọn hương vị cho sản phẩm, hãy để máy sấy nhiệt đối lưu VMTech đồng hành cùng bạn. VMTech không chỉ là thiết bị, mà là người bạn đồng hành tận tụy trên hành trình tạo nên những sản phẩm hoàn hảo 
Chúc bạn luôn thành công và có những trải nghiệm tuyệt vời, đầy cảm hứng với sản phẩm cơm cháy giòn rụm, thơm ngon của mình!

Hình 8: Công ty TNHH Công Nghệ VMTECH